Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Zotek ZT109 digital multimeter




Đây là một đồng hồ đo kỹ thuật số đa năng giá rẻ nhưng có nhiều tính năng hay. Một chiếc đồng hồ chưa tới 400k mà có LCD 9999 count và cả tính năng đo TRUE RMS, Ở thang đo mV mà độ phân giải chỉ là 1µV thì quá đỉnh rồi.



Màn hình hiển thị các chức năng như hình dưới. Có 1 thắc mắc là trên màn hình mình còn thấy vài biểu tượng như °F, °C, MIN, MAX và biểu tượng Delta nhưng không có thang nào để bật các chức năng này cả, có lẽ để nâng cấp cho phiên bản sau.

Nút nhấn:
  • Range (Xanh): Cho phép tự động chọn dải cần đo, nhấn giữ để bật/tắt đèn nền, rất thích hợp đo ở những nơi thiếu ánh sáng.
  • Sel/Hold (Vàng): Lựa chọn chức năng đo cùng với núm xoay, nhấn giữ để "đóng băng" kết quả đang hiển thị trên màn hình.

Núm xoay:
  • Off: Tắt nguồn
  • V % Hz: Hiển thị điện áp đo, sử dung nút nhấn màu vàng để chuyển đổi chức năng cần đo như VDC, VAC, tần số và chu kỳ xung.
  • mV: Hiển thị millivolt, sử dụng nút nhấn màu vàng để chuyển đổi kiểu đo giữ VDC và VAC
  • ohm: Đo điệ trở, tụ điện, thông mạch, diode
  • Hz: Đo tần số và chu kỳ xung.
  • A mA: Đo dòng AC và DC.
  • uA: Đo dòng AC và DC.
  • Square: Tạo tần số, nhấn nút màu vàng để chuyển đổi tần số từ 50Hz tới 5MHz


    Cục nhựa màu đen (IC2) là IC chính của board mạch, dựa vào các thông tin trên mạng thì mình đoán là IC DTM1106EN đây là phiên bản cải tiến của IC DTM0660 mà trước đây hay thấy trong các thiết bị đo, bên trái là IC EEPROM (IC1: 24C02A) dùng để lưu trữ thông tin cấu hình các chức năng (có thể thêm các chức năng bằng cách dump nội dung trong con chip này ra và sửa giá trị các Offset). Transistor Q1 dùng để điều khiển đèn nền và Q2 dùng cho buzzer. Q5 là IC ổn định điện áp tham chiếu (ICL8069 1.2V), hình dáng thì giống transistor nhưng không phải nhé.

    Một nút nhấn ẩn (SW3) mình không biết cái nút nhấn này có tác dụng gì trong board, mình thử chạm vào trong quá trình đo thì không thấy phản ứng gì cả . Theo thông tin thu thập được thì nó có thể là nút RANGE (PT1.1 - BAT- (VSS) hoặc dùng để calibration (kết hợp với JP2).

      Để bảo vệ (cho thang đo Ohm và Tụ) bao gồm: Một điện trở nhiệt PTC (PTC1) và 2 transistors (Q3, Q4). Một điện trở 100Ohm được sử dụng cho việc thanh đo uA, 1Ohm cho thang đo mA.

    2 cầu chì ngắn này nếu mà đứt chắc khó tìm thay thế.

    Mặt dưới này không có linh kiện gì cả, chỉ có các điểm tiếp xúc cho nút nhấn và các điểm cho núm xoay tiếp xúc, ngoài ra còn có thông tin phiên bản board. Hình bên trái là Board của Zotek ZT109. Hình bên phải là Board của ANENG AN8008. Hai board này không khác nhau gì cả, chỉ khác số hiệu phiên bản V0.5 | V0.4


    Hình ảnh rõ ràng về con Chip DTM0660 và chip EEPROM



    Bên trong cục nhựa màu đen thui là con IC chính (phải dùng đá mài ra mới thấy)



    Cách thêm tính năng nhiệt độ cho ZT109

    Sử dụng một tool đọc nội dung con EEPROM ra


    Chỉnh sửa 2 vị trí Offset 0xAD=13 (cho độ C) và 0xBD=15 (cho độ F) như hình dưới. Nạp lại vào con EEPROM.

    Bản EEPROM của mình đang chạy OK:
    https://drive.google.com/file/d/10_bsGsWYkf7_5p4ZXfZfSURqbtnSI3k6/view?usp=sharing

    Để bật tính năng đo nhiệt độ, bật thang đo về mV và nhấn nút màu vàng SEL/HOLD để chọn chức năng độ C/F





    Thảo luận: https://www.eevblog.com/forum/testgear/an8008-us-$19-10000count-1uv-0-01ua-0-01ohm-resolution-meter/
    Tài liệu chỉnh sửa EEPROM
    https://drive.google.com/file/d/1RbOBwFa9MyE37jLVFRlhrJA-Rx5AWyIw/view?usp=sharing
    https://drive.google.com/file/d/1ppSMmXph3g39iFs-mITMu7FPsRsrjTSB/view?usp=sharing





    Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

    Make a buffered JTAG adapter (Wiggler)

    Buffered JTAG schematic

    JTAG is an in-circuit programming and debugging interface. It specifies the use of a dedicated debug port implementing a serial communications interface for low-overhead access without requiring direct external access to the system address and data buses. The interface connects to an on-chip test access port (TAP) that implements a stateful protocol to access a set of test registers that present chip logic levels

    and device capabilities of various parts.

    JTAG interface is supported by many devices as a convenient way of rewriting firmware (specially boot loaders) when other methods fail. Using JTAG, the ROM memory can be directly written without desoldering it from PCB to program it using a specific programmer.

    In most cases, you will need JTAG access to a device with a no longer working bootloader. Otherwise, if the bootloader runs, there should be easier ways of debricking the deice. Most of the times, a device with corrupt bootloader will not display any signs of working (i.e. no LEDs turned on in case of routers, no display on front panel of set-top-boxes). Nor any ports of the device will work (i.e. no serial port response, no network detected).




    There are a lot of different JTAG connectors you can find on devices. If you are lucky, the JTAG port will be populated with a pinheader so you can connect to it. There is also the case of a non populated PCB footprint and the worst, no JTAG port at all - the only way being to solder directly to CPU pins (that if you know which ones).

    There are two main types of JTAG adapters you can build. Both of them connect to the parallel (LPT) port of the computer and work with software that bit-bangs JTAG protocol to LPT pins. Modern computers do not come with a motherboard LPT port, so you will need an USB adapter (note that it may not work) or PCI expansion card. The easiest to build is the unbuffered type of cable. You just use some current limiting resistors between the LPT port and JTAG port. This is not quite recommended because LPT uses 5 V levels and your device may be using a different voltage (2.5 V or 3.3 V). The device might get damaged or the interface will repeatedly throw communication errors. An unbuffered cable is good for a SoC operating at 5 V.

    Buffered adapter is a better alternative, although it is a bit harder to build because it requires more parts. Its main advantage is that the voltage levels match those expected by the device. More than that, some JTAG ports provide a voltage reference that can be used to power the adapter and provide the same voltage levels through the signal pins. Below is the schematic of a buffered JTAG adapter.
    The adapter uses only one integrated circuit (the 74HC244 line driver) and some common parts. P2 pinheader controls power source. If you place a jumper on pins 1 and 2, power must be supplied by the target device through JTAG port (You can see if target device supplie power via JTAG port if D4 LED turns on). Otherwise, place a jumper across pin 2 and 3 and supply DC voltage to the adapter. P1 pinheader allows nSRST to be pulled-up to supply voltage (using a jumper) if the CPU does not support open collector output. This is needed by some MIPS chipsets that make use of EJTAG protocol. P3 pinheader is the JTAG port. You will have to build different cables that will connect it to the port of each device. P4 pinheader changes port voltage (it has effect only if external supply is used).

    The adapter can be built on a single sided 80 x 55 mm printed circuit board. All parts are through hole devices except the voltage regulator which is SMD. Don't forget about it.

    The current configuration allows 3.3 V and 5 V signal levels. By using a 2.5 V regulator you can have this level if you need. Zener dioded D2 can be replaced with two series 1N4001 fitted in reverse order, to achieve a voltage drop of about 1.4 V that will raise output of voltage regulator to 4.7 V. If you use a 2.5 V regulator, you can raise its output to 3.3 V with a single 1N4001 fitted in reverse (2.5 + 0.7 = 3.2 V) or if you need 5 V level you can use 2.7 V Zener diode. You can't use a regulator with less that 2 V output because this is the minimum voltage supported by 74HC244.

    You should connect to computer with target device unpowered. If when powering the device, LED D4 INT.PWR turns on, you don't need to use an external power supply. Just make sure there is a jumper between pins 1 and 2 of connector P2. Otherwise, you must power the adapter with a DC voltage of about 8 - 16 V via CON1 and place the jumper on pins 2 and 3 of header P2. LED D3 EXT.PWR will turn on.

    To be able to perform JTAG operations you must connect using a computer software. There are a lot of options here. Although it was last updated in 2009, for me UrJTAG worked. It is open source and supports unbuffered cables (EA253, DLC5) but also buffered adapters like this one (Wiggler, Wiggler2).

    References



    Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

    Modchip


    Modchip, viết tắt của modification chip, là một thiết bị điện tử nhỏ dùng để thay đổi hoặc bỏ đi các giới hạn con người tạo ra trên các máy tính hoặc thiết bị giải trí. Modchip chủ yếu được dùng trên các video game console, nhưng cũng có trên các đầu đĩa DVD hoặc blu-ray.

    Phần lớn modchip được dùng để mở những bản copy không hợp pháp của phương tiện lưu trữ, do đó sự có mặt của modchip dành cho hệ thống console là một điều khó chịu đối với những nhà sản xuất console. Họ trả đũa bằng cách gỡ bỏ điểm có thể lợi dụng để gắn modchip khỏi những phiên bản phần cứng hoặc phần mềm sau này, thay đổi PCB layout mà modchips được thiết kế cho, hoặc tích cực cố gắng phát hiện ra modchip được gài vào. Các phương pháp này thông thường không ngăn cản được modchips hoạt động, mà chỉ có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại quá trình gắn modchips, việc lập trình của nó, hoặc những kẻ chế tạo modchips cố gắng tìm cách làm cho modchip không thể bị phát hiện bởi hệ thống chủ ("stealth").

    Theo Wikipedia

    Một modchip- bảng mạch màu trắng - được gắn vào PCB của Xbox

    Trên máy Wii






    Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

    Xuất âm bản PCB trong KiCad


    Trong KiCad để xuất file PCB xang dạng phim âm bản để chiếu UV thì mình làm theo cách sau:

    Tại cửa sổ Pcbnew chọn File --> Plot và chọn như hình dứoi

    • Mục Plot format chọn định dạng xuất ra, có nhiều định dạng cho phép bạn xuất ra nhưng nếu làm thủ công tại nhà thì cứ PDF mà tiến.
    • Mục Included layers thì chọn lớp layer bạn muốn xuất ra. Mình thiết kế ở layer Bottom thì mình chỉ chọn layer bottom
    • Drill marks: Nên chọn Small hay Actual size để khi khoan thủ công định vị lỗ chính xác hơn.
    • Cuối cùng là tick vào 2 tùy chọn Mirrored plot Negative plot để xuất ra âm bản.

    Xong, công việc cuối chỉ cần mang file PDF in ra phim trong là OK.

    In kiểu Negative này tốn mực quá.

    Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

    Sạc Pin 18650 Li-Ion không chip

    Mình hơi bất ngờ chút với bộ sạc pin này, ngày trước có mua đèn pin được tặng kèm nên cũng không để ý, hôm nay lang thang trên mạng thấy có anh tây vẽ/chụp lại bộ sạc này nên mình tha về đây.


    Hình thực tế là như vậy, chỉ có 1 khe sạc duy nhất.



    Board mạch bên trong nhìn từ lớp TOP, rất đơn giản.



    Lớp Bottom chỉ gồm 7 linh kiện



    Sơ đồ nguyên lý của mạch sạc, dòng sạc chắc cỡ khoảng dưới 500mA

    Nguồn switching 24V/4A XK-2412DC








    Gắn thêm tụ các tụ gốm cỡ 0.15uF để lọc bớt nhiễu ngõ ra DC khi có tải lớn



    Hình trên là trước khi gắn tụ lọc, hình dưới là sau khi gắn tụ lọc



    Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

    Unbrick Android Box FPT A312/A301

    Mình dạo 1 vòng trên google thì chưa có nghe nói về vấn đề Unbrick con Box của FPT này nên mình viết 1 bài về em nó.

    Mình hoàn toàn không chịu trách nhiệm với vấn đề tèo luôn khi bạn nghịch nó nhé kẻo sau này chửi mình thì tội mình quá

    Sử dụng một chương trình giám sát Serial Port bất kỳ như Putty, TeraTeam, HyperTerminal sau đó kết nối như hình dưới: (Board A312 hay A301 đều y chang như nhau về thứ tự chân.)


    Thiết lập thông số Port :


    Cắm nguồn vào Box và nhìn vào log, khi nhìn thấy (1) thì bạn nhanh tay nhấn vào tổ hợp phím Ctrl+C để vào chế độ fastboot. Mục đích là để lấy thông tin các phân vùng phục vụ mục đích sau này.


    Sau khi vào được chế độ Fastboot của box, bạn gõ lệnh printenv (2) để xem các thiết lập environment cho box. Nếu OK thì nó sẽ hiển thị các thông tin environment như (3).


    Mở HiTool lên và cấu hình như hình dưới  với các tham số mà chúng ta lấy được. Mục đích của việc này là định nghĩa các phân vùng trên eMMC cho chương trình HiTool nó hiểu được để quá trình Up ROM hay Backup chuẩn nhất.


    Nhớ Save lại các tham số này để sau này phải ngồi gõ lại

    Hình dưới mình highlight mục Upload là để mình sao lưu các phân vùng từ Box OK để đề phòng sau này nó có brick thì làm lại được.

    Note: Để backup các phân vùng này thì có nhiều cách khác nhau như dùng UFi Box để backup (với điều kiện Box đã bật ADB Debugging) hay là backup trực tiếp từ dòng lệnh thông qua tiện ích dd, các bạn có thể tham khảo các dump file từ bộ nhớ android trên mạng.

    Hình trên mình sẽ nhấn vào Upload để sao lưu lại các phân vùng bằng chương trình HiTool. HiTool sẽ yêu cầu bạn tắt bật nguồn lại Box để vào chế độ Fastboot. Bất kỳ một hành động nào mang tính can thiệp vào bộ nhớ eMMC thông qua socket Serial Port như hình đầu tiên của bài viết đều phải tắt/bật nguồn Box.



    Quá trình Backup sẽ hơi lâu vì backup qua Serial Port baudrate 115200kbs nên mình khuyên tốt nhất là chọn cơ chế Network


    Hình dưới là cơ chế Backup qua Network


    Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

    XGecu TL866II Plus với Ubuntu 18.04

    Thành viên radiomanV trên Github vừa mới patch file setupapi cho phép TL866II Plus chạy trên nền Linux, như vậy cho tới bây giờ thì sản phẩm "giá cực rẻ" của XGecu chuyên lập trình bộ nhớ Flash cho các thiết bị đã được cộng đồng người dùng đưa tới các nền  tảng mà nhà sản xuất không làm.


    Mình không giới thiệu về nó nữa vì trên mạng có nhiều thông tin về bộ này rồi, mình chỉ hướng dẫn cách cấu hình để chạy trên Linux, cụ thể ở đây là trên Ubuntu 18.04 mới ra lò.

    Các bước thực hiện:
    1. Tải chương trình cài đặt từ trang chủ của nhà sản xuất: http://www.xgecu.com/en/TL866_main.html
    2. Giải nén bằng công cụ giải nén có sẵn trên Ubuntu
    3. Cài đặt chương trình giả lập chạy app được thiết kế cho Windows trên Ubuntu, ở đây mình dùng wine:sudo apt install wine-stable
    4. Sau khi hoàn tất các bước trên thì thêm file nhận diện: sudo gedit /etc/udev/rules.d/51-minipro.rules
       và dán nội dung này vào: SUBSYSTEMS=="usb", ATTRS{idVendor}=="a466", ATTRS{idProduct}=="0a53", GROUP="plugdev", MODE="0666"

      [ 3077.687354] usb 3-1: USB disconnect, device number 2
      [ 3082.337288] usb 3-1: new full-speed USB device number 4 using xhci_hcd
      [ 3082.487311] usb 3-1: New USB device found, idVendor=a466, idProduct=0a53
      [ 3082.487316] usb 3-1: New USB device strings: Mfr=1, Product=2, SerialNumber=0
      [ 3082.487319] usb 3-1: Product: Xingong XGecu USB Prog.. Device

       
    5.  Gõ thêm lệnh này để kết thúc việc cấu hình: udevadm trigger
    6. Tải file setupapi.dll và bỏ vào thư mục chương trình
    7. Chạy thử chương trình và gắn chip Flash để xem nhận diện.





    Bài đăng nổi bật

    Timer điện tử Kawsan KW-TS17C

     

    Popular Posts