Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Mod lại đồng hồ sanwa CD800a với vài chức năng.


Mình có 1 chiếc đồng hồ đo hiệu sanwa CD800a phục vụ cho việc sửa chữa cũng như đo đọc tại nhà. Cách đây vài năm thì nó đã tèo (tự dưng tèo không lý do). Cũng vì tiếc và vì nó là kỷ niệm khi ra trường mua nên cất trong tủ đồ nghề mấy năm nay. Nay tự dưng soạn ra những thứ không cần thiết thì gặp lại và mình quyết định sửa nó.

Hiện trạng bệnh tật thì bật nguồn lên bất kỳ thang nào đều nhảy loạn xạ và sau khi mày mò gần hết ngày thì mới rút ra được kết luận là chết con dao động 4Mhz. Thay phát chạy ngon luôn.

Tìm hiểu về con chip xử lý ADC+MCU đo đạc này (FS9711_LP3) thì mình không tìm thấy datasheet của nó nhưng lại có nhiều gợi ý về con ADC+MCU đàn em của con này là FS9721. Hai con này gần như là chân cẳng cho tới sơ đồ nguyên lý giống nhau,,, mình cũng không rõ liệu có thay thế cho nhau được không nữa.


Các bạn có thể tải datasheet của con FS9721_LP3 này và đọc thêm thông tin. Từ datasheet mình mới phát hiện ra là con này có thêm tính năng RS232 (có thể gửi dữ liệu đo đạc lên máy tính thông qua việc bật chức năng này lên), chế độ Backlight (đèn nền khi đo chỗ tối).

Mod thêm tính năng RS232 để gửi dữ liệu đo lên máy tính.

Mặc định thì chân 84 ENTX được nhà sản xuất sanwa nối lên luôn nguồn + Bat nên muốn thực hiện việc này thì phải cắt mạch hoặc là câu chân 84 ra khỏi chỗ hàn.
Hình dưới mình bóc chip ra cho dễ nhìn:

Chân  cẳng đánh số thứ từ nên rất dễ nhìn.
Cắt đường mạch để cách ly chân 84 ra khoải Bat+

Như hình trên thì các bạn thấy mình cắt đường mạch và câu lại đường Bat+


Dây vàng nối ra ngoài cho tiện để hàn vào nút nhấn (nút nhấn dạng nhấn giữ).


Câu dây TxD ra mặt sau để "chế biến". Các bạn làm như sơ đồ dưới.




Sau khi làm xong và kích hoạt thì có biểu tượng RS232 trên màn hình.

Mình nhận thấy một điều là đồng hồ này độ nhiễu lớn (mấy bạn nước ngoài họ nói thay hết dàn tụ 10uF/16V thành 100uF/16V thì độ nhiễu giảm đáng kể nhưng mình có làm thì cũng chả thấy thay đổi mấy nên cách trên chỉ để làm cho vui thôi.).

Một sơ đồ khác cho phép bật tính năng RS232 chỉ khi được cắm vào cổng COM,,, mình thấy cách này khá hay.

Mod lại cho đẹp và gọn gàng


Tại chân số 2 (DTR) của PL2303 câu 1 cọng dây chì vào chỗ dây màu đỏ (mặc định chỗ đó là 3.3V nhưng ta cắt mạch ngay tại chân tụ nhỏ)


Nhìn kỹ mặt dưới thấy rõ.





Kết quả như ý.


Xin lưu ý rằng khi đồng hồ đang ở chế độ RS232 thì tính năng Auto Power Off sẽ bị tắt đi.
Nói thêm về tính năng Auto Power Off  này chút:

  • Bình thường thì nếu không có tác động vào thang đo cũng như nhấn phím trên đồng hồ thì sau 30phut đồng hồ sẽ tự động bật chế độ Auto Power Off  (Standby Mode) để tiết kiệm pin. Nếu trong khi chế độ Auto Power Off  này đang hoạt động, có sự tác động vào thang đo cũng như phím nhấn thì đồng hồ sẽ về trạng thái Auto Power On (Operating Mode). Muốn tắt chế độ Auto Power Off  này chúng ta có thể bật trạng thái RS232 hoặc nếu không dùng tới RS232 thì bạn có thể nhấn và giữ phím SELECT trong quá trình bật thang đo từ vị trí OFF sang vị trí khác --> chế độ Auto Power Off  sẽ được tắt.



Thêm đèn Backlight để dễ nhìn trong đêm

Theo sơ đồ nguyên lý ở trang 28 trong file datasheet có nói tới chân 86 BLOUT (Backlight Driver Output) thì con này có chế độ Backlight nhưng chắc tiết kiệm chi phí nên nhà sản xuất không thêm tùy chọn phần cứng này vào con CD800a.


Để sử dụng tính năng Backlight này thì cần đấu theo sơ đồ như hình trên và dưới đây:


Tham khảo: https://yuuyuusyumi.blogspot.com/2012/12/blog-post_2.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã để lại nhận xét

Bài đăng nổi bật

Timer điện tử Kawsan KW-TS17C

 

Popular Posts