Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Chạy MiniPro TL866 trong Linux


Mình thường hay sử dụng Linux để làm việc, đôi khi muốn nạp chip sử dụng bộ TL866 thì lại vướng vụ chương trình không chạy trên nền Linux mặc dù đã cài Wine.

Bài viết này hướng dẫn các bạn chạy chương trình nạp TL866 hoàn hảo trong Linux.


Có một điều dễ nhận thấy nhất đó là hầu hết các ứng dụng liên quan tới ngành nghề kỹ thuật thì thường là chạy trên Windows mà không phải các hệ điều hành khác, chắc vì do tính ổn định của ứng dụng và cùng số lượng lớn người dùng nên các nhà sản xuất ưu ái cho Windows hơn. Với TL866 cũng vậy, mặc định thì nhà sản xuất họ không hề viết ứng dụng này chạy trên nền Linux nhưng có nhiều người do làm việc trên hệ thống Linux quen rồi nên  họ tìm cách chạy TL866 trên Linux.
 Thật sự phải cám ơn các bạn nước ngoài vì việc này.

Để chạy được TL866 trên Linux thì điều tiên là phải cài ứng dụng Wine (viết tắt của Wine is not an emulator - một phần mềm mã nguồn mở dùng để chạy các phần mềm viết cho Windows trên các hệ điều hành dựa trên Unix)

Các bước thực hiện:

  1. Tải chương trình MiniPro Programmer từ trang web của nhà sản xuất tại link sau. Tải xuống.
  2. Cài đặt ứng dụng Wine nếu chưa cài.
  3. Giải nén ra và chạy với lệnh  sau: wine ./MiniProV660setup.exe.  Ứng dụng sẽ hiện cửa sổ cài đặt y chang như bên Windows.
  4.  Truy cập vào đây và tải xuống toàn bộ các file trong đó (cần thiết khi bạn muốn tự biên dịch *.dll), hãy copy tập tin setupapi_v660.dll vào thư mục cài đặt MiniPro và đổi tên nó thành  setupapi.dll.
  5. Đăng nhập với quuyền Root và tạo tập tin 50-minipro.rules ở thư mục /etc/udev/rules.d/ sau đó mở tập tin này ra và thêm vào nội dung: SUBSYSTEM=="usb", ATTR{idVendor}=="04d8", ATTR{idProduct}=="e11c", GROUP="plugdev", MODE="0666" 

  6. Mở Terminal và gõ lệnh sau: udevadm trigger
  7. Bây giờ hãy cắm cáp USB vào bộ nạp TL866 và xem kết quả kết nối. 

Thao tác bằng dòng lệnh

Nếu bạn không thích cài chương trình thông qua Wine hoặc là sử dụng chương trình MiniPro của hãng phát triển thì còn có một cách nữa là chạy chương trinhg dạng dòng lệnh mã nguồn mở được cộng đồng phát triển Tải tại đây.
Tất cả những gì bạn cần làm là đọc kỹ hướng dẫn của nó, tuy nhiên vì là chế độ dòng lệnh cùng với tính năng nghèo nàn nên lúc đầu có thể sẽ hơi khó xài.

Có một điều bất tiện nữa là muốn xem nội dung của file ROM thì không thể sử dụng chương trình minipro để xem được mà phải sử dụng một chương trình khác để xem nh hd, blesshex hay 010 Editor. Rất bất tiện đúng không nhỉ, vì vậy mình khuyên là vẫn sử dụng chương trình gốc của hãng thì hay hơn. Trên hệ sinh thái Linux thì khó mà có chương trình nào liên quan tới việc Flash NAND ngon cả.

Mình thử so sánh nội dung ROM đọc được từ phần mềm chính hãng với phần mềm mã nguồn mở này thì thấy nội dung khớp hoàn toàn, như vậy là có thể tin tưởng được.

Trong quá trình sử dụng phần mềm chính hãng mình thỉnh thoảng mắc phải một cái lỗi mà mình nghĩ là do chương trình gây ra chứ không phải là chip có vấn đề. "OverCurrent Protection actions! External short circuit/IC reverse or damaged!"

Tuy nhiên với chương trình mã nguồn mở thì nó lại đọc ngon lành, không rõ là do chương trình nó bỏ qua việc kiểm tra nguy cơ tiềm ẩn hay là do vấn đề từ phần mềm chính hãng gây nên, đều này có lẽ không quan trọng với mình lắm vì file mình đọc ra và nạp từ chương trình mã nguồn này cho tới nay đều chạy OK.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã để lại nhận xét

Bài đăng nổi bật

Timer điện tử Kawsan KW-TS17C

 

Popular Posts